Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
- Tìm hiểu đề 1 (SGK)
+ Yêu cầu của đề: Bình luận ý kiến của Đặng Thai Mai cho rằng từ xưa đến nay trong cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam dòng văn học yêu nước là một chủ lưu.
+ Chứng minh bình luận trên.
+ Người viết phải giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, chứng minh bình luận trên và đánh giá ý kiến ấy.
+ Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước, chứng minh bằng những tác phẩm tiêu biểu về đề tài yêu nước.
- Lập dàn ý
+ Mở bài: Giới thiệu ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai, trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
+ Thân bài: Thơ văn Việt Nam rất phong phú, đa dạng; văn học yêu nước là chủ lưu xuyết suốt lịch sử văn học.
+ Kết bài: Nhận định của Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.
- Tìm hiểu đề 2 (SGK)
- Lập dàn ý.
+ Mở bài: Giới thiệu vai trò của sách trong đời sống; đọc sách, tiếp nhận những giá trị của sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc.
+ Thân bài: Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến trên, đọc sách tùy thuộc vào tầm lĩnh hội của mỗi người đọc. Tầm lĩnh hội đó được hình thành từ những yếu tố (vốn sống, kinh nghiệm). Muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị những hiểu biết về mọi mặt và suy ngẫm cẩn thận.
+ Kết bài: Việc đọc sách cần có thái độ ung dung từ tốn, cần suy ngẫm, chắt lọc, không vội vàng, cẩu thả.
II. Đối tượng và nội dung
+ Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng như văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học…
+ Nội dung nghị luận tập trung giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đối với văn học và đời sống.