Sang thu
1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
- Sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận từ những tín hiệu chuyển mùa “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se”. Gió se là ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh; trong ngọn gió ấy mang theo mùi thơm của hương ổi đang vào độ chín.
- Trước thời điểm giao mùa hạ - thu, nhà thơ có một thoáng ngỡ ngàng và bâng khuâng vương vấn. Tâm trạng ấy thể hiện qua các từ: Bỗng, hình như…
2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng...).
- Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, qua các giác quan và sự rung động tinh tế của nhà thơ:
+ Bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
+ Nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm.
+ Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho hành trình về nơi ấm áp.
+ “Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” thể hiện cảm nhận sâu sắc của tác giả trước thời điểm giao mùa của thiên nhiên.
+ Nắng vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.
- Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: Bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.
3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
(Gợi ý:
- Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.
- Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải).
- Sấm là hình ảnh ẩn dụ âm thanh vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi cũng là hình ảnh ẩn dụ như con người đã từng trải.
- Có thể hiểu hai câu thơ theo nhiều cách khác nhau: Hàng cây đứng tuổi không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm. Hay lúc sang thu, đã bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.
- Thông qua hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.